Tìm kiếm

Vé máy bay

VietNam Airline niềm tin cho mọi chuyến bay

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Bay với Vietnam Airline, chúng tôi bay cùng bạn

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Vé máy bay giá rẻ chỉ có tại Toibay.vn

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

VietNam Airlines hân hạnh được phục vụ quý khách

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Cùng bay với VietNam Airlines

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Thưởng thức canh Hẹ vùng đất Phú Yên

Vị thơm nồng của hẹ đem lại sự hấp dẫn riêng cho món bánh canh chả cá tưởng chừng rất quen thuộc của đất Phú Yên. Cùng V&V Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Phú Yên giá rẻ.

Đây là món ăn rất phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng kéo dài đến vùng đất nắng gió Ninh Thuận. Tùy vào từng địa phương mà món bánh canh được biến tấu với nhiều phiên bản khác nhau. Từ nguyên liệu làm sợi bánh canh như bánh canh bột gạo hay bánh canh bột lọc... Chả cá cũng được làm từ nhiều loại cá khác nhau như cá cờ, cá thu, cá mối, cá nhồng, cá chỉ vàng... Tất cả góp phần tạo nên những nét đặc trưng mang bản sắc riêng, đem lại hương vị thơm ngon cho thực khách.
Riêng với người Phú Yên, ngoài các nguyên liệu thường thấy như chả cá, sợi bánh... thì màu xanh mướt cùng vị thơm nồng của hẹ chính là điểm nhấn tạo nên sự hấp dẫn riêng đối với du khách khi thưởng thức món ăn bình dị này.
Tuy là một món ăn nổi tiếng, được nhiều du khách ưa thích nhưng lại là một món ăn rất bình dị ở vùng đất miền Trung này. Du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này trong một quán ven đường bất kỳ vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Nhìn vào các thành phần của món ăn, cảm giác như mọi thứ đều rất đơn giản nhưng là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nấu.
Sợi bánh canh được làm từ bột gạo, mềm nhưng khi nấu không bị gẫy, dai và không bở. Chả cá được làm từ các loại cá biển có nhiều ở đây như cá mối, cá cờ, cá nhồng... Thịt cá được giã nhuyễn, nặn thành từng miếng to, dày, hấp chín rồi chiên vàng.
Nhờ sự phong phú của các loại cá biển, nên người dân ở đây không sử dụng xương ống khi nấu nước dùng. Họ thường mua các loại cá nhỏ, còn tươi sống về ninh, nên nước dùng trong, có vị ngọt thanh và không gây cảm giác béo cho thực khách. Bát bánh canh như một bức tranh ẩm thực đẹp mắt, hài hòa với màu xanh của hẹ, ẩn hiện bên dưới là màu vàng của chả cá chiên, màu trắng của sợi bánh, của trứng cút... cùng với đó là hương thơm hấp dẫn khứu giác khiến người ăn chỉ muốn thưởng thức ngay.
Du lịch Phú Yên và thưởng thức món bánh canh hẹ vào buổi sáng là điều hấp dẫn mà du khách đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Phú Yên không nên bỏ qua. Món ăn dân dã, bình dị là thế, nhưng hương vị thơm ngon của nó thì vẫn còn lưu luyến mãi đối với du khách.
Nguồn: Sưu tầm

Du lịch Núi & Biển ở Phú Yên

Nhanh tay đặt vé máy bay đi Phú Yên cùng chúng tôi đến du lịch Núi và Biển ở Phú Yên.

Giới thiệu điểm đến du lịch Phú Yên với doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội hôm 7/1, đại diện Hiệp hội du lịch tỉnh Phú Yên cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của du lịch Phú Yên năm 2014 là quảng bá, xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. "Phú Yên muốn trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong cả nước", đại diện Hiệp hội du lịch tỉnh chia sẻ. 
Nằm trên dải đất miền Trung, Phú Yên được xem là một trong những tỉnh có phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình với nhiều thắng cảnh kỳ thú, độc đáo và hấp dẫn. Phú Yên còn có bề dày lịch sử và văn hóa, có vị thế địa lý quan trọng như Đá Bia, ghềnh Đá Đĩa, bãi Môn - Mũi Điện, di tích Tàu Không số - Vũng Rô, Tháp Nhạn, nhà thờ Mằng Lăng, núi Chóp Chài…
Dự kiến, năm 2014 Phú Yên sẽ đón khoảng 750.000 lượt khách, trong đó có 77.000 lượt khách quốc tế. Tỉnh tăng số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch từ 120 lên 130 cơ sở, nâng số buồng lưu trú đạt chuẩn lên 2.800.Phú Yên đã đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và mở rộng các điểm đến để tạo điểm nhấn du lịch. Năm 2013, tỉnh đón khoảng 600.000 lượt khách, tăng 20% so 2012; trong đó khách quốc tế tăng 50%. Doanh thu du lịch đạt khoảng 540 tỷ đồng.
Nhanh tay đặt vé máy bay đi Phú Yên cùng chúng tôi thưởng thức những món ngon.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Những món ăn ở Việt Nam bạn nên thử một lần trong đời

Phở, bánh cuốn, hủ tiếu, bánh mỳ...bạn đã thưởng thức tất cả món Việt 'kinh điển' trong những món ăn ở Việt Nam nên thử một lần trong đời chưa? V&V Vé máy bay đi Vinh gửi tới bạn danh sách những món ăn đấy.

Bên cạnh phở - món ăn được biết đến nhiều nhất và là đại sứ đặc sắc nhất cho ẩm thực Việt, những món ăn khác đều có những nét tinh tuý và vị ngon riêng biệt, khiến du khách phải tấm tắc khen ngon, dù đó là lần đầu thưởng thức. Trang BuzzFeed đã tổng hợp danh sách 20 món ăn ngon tuyệt vời nên được thử khi đến Việt Nam ít nhất một lần.

Bánh cuốn

Bánh cuốn được làm từ bột gạo hấp, tráng mỏng. Bên trong có nhân thêm thịt bằm, mộc nhĩ, nấm hương... đã xào chín tới với các gia vị quen thuộc của Việt Nam như nước mắm, tiêu đen xay, muối, đường… 
Bánh dùng chung với nước mắm (có vị chua, cay, mặn, ngọt), là một loại nước chấm truyền thống cùng một chút hành phi sẽ giúp món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh mỳ Việt Nam

Được gọi với cái tên mỹ miều là “vua của các loại thức ăn đường phố”, bánh mỳ “cặp thịt” là loại phổ biến nhất trong những loại bánh mì được bán trong những chiếc tủ kính được đặt bên vỉa hè.
Bánh mỳ là kết quả của sự giao thoa ẩm thực khi vỏ bánh bagguettes (bánh mì Pháp) được ăn cùng nhân thơm ngon là những nguyên liệu bản địa như thịt heo nướng, hành lá, đồ chua…

Gỏi cuốn

Gỏi cuốn từng giữ vị trí 30 trong số 50 món ăn ngon nhất thế giới theo hãng tin CNN bình chọn. Phổ biến rộng rãi ở hết thảy nẻo đường, gỏi cuốn dễ dàng đi vào lòng thực khách bởi vị tươi ngon của bún, rau, tôm, thịt luộc và hương đậm đà của tương chấm.
Có rất nhiều món ăn chế biến từ sứa như gỏi sứa, lẩu sứa, bún sứa… Riêng gỏi sứa Phú Yên là món đặc trưng nhất
Ngoài ra, với phiên bản chiên, gỏi cuốn cũng hấp dẫn du khách không kém so với nguyên bản.

Bánh xèo

Bánh xèo là một loại bánh được rán vàng, bên trong có nhân tôm, thịt, giá đỗ. Ngày nay, nhiều loại bánh xèo được biến tấu với sự thay đổi nguyên liệu của nhân, khiến món này đa dạng và phong phú về mùi và vị hơn bao giờ hết.
Bánh xèo được dùng chung với nhiều loại rau xanh và nước mắm pha chua ngọt. Để hương vị thêm trọn vẹn và hoàn hảo hơn nữa, một chút ớt tươi xay nhuyễn sẽ khiến vị giác của bạn như dành hẳn cho món ăn này.

Bánh khọt

Khách nước ngoài thường ví von bánh khọt là một phiên bản thu nhỏ của chiếc bánh xèo với hương vị beo béo, giòn tan. Tuy nhiên, bánh khọt vẫn có những đặc điểm riêng quyến rũ không ít dạ dày của du khách, khiến bạn khó có thể buông đũa vì độ ngon không cưỡng lại của món này.
Cũng giống như bánh xèo, bánh khọt được ăn chung với nước mắm chua ngọt cùng các loại rau xanh tươi mát.

Cơm tấm

Sẽ thật tiếc nếu du khách phương xa đến Sài Gòn bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một dĩa cơm tấm.
Với nguyên liệu là tấm (gạo bị vỡ), sườn heo ướp mặn ngọt, mỡ hành và bì thính trộn cùng vài lát dưa leo, cà chua, nước mắm chua ngọt… món ăn này sẽ hớp hồn của bạn đấy. Cần phải cẩn thận nhé vì chúng thực sự rất ngon!

Bún bò Huế

Cũng với nước lèo được chế biến từ nước hầm xương bò, nhưng nguyên liệu thêm vào với mắm ruốc, sả... đã đem lại một tô bún bò Huế hương vị khác hoàn toàn so với phở.
Người ta thường cho thêm chút ớt bột để tăng độ hấp dẫn cho món bún bò này. Nhưng cũng đừng ngại cay mà bỏ lỡ qua món ăn truyền thống hấp dẫn này nhé.

Bún riêu cua

Bún riêu cua là một đặc sản miền Bắc gồm bún, nước lèo và riêu cua. Riêu cua được làm từ gạch cua được lọc sạch, hấp chín.
Nước lèo được làm từ xương heo ninh nhừ và cà chua được xào chín. Món ăn sẽ được tăng thêm hương vị với mắm tôm đậm đà, ăn kèm với rau muống, rau chuối bào mỏng...

Hủ tiếu

Bắt nguồn từ Campuchia, với tên gọi là Kuy Teav, khi đến Việt Nam, món ăn này được chế biến theo khẩu vị phù hợp với người địa phương, nên có độ ngọt giảm so với món Kuy Teav của người Campuchia.
Hủ tiếu có thể dùng khô hoặc nước với thịt heo luộc hoặc thịt heo bằm xào gia vị, giá, hẹ và hành phi. Du khách có thể thêm chút tỏi chua hoặc nước tương để món ăn thêm phần đậm đà.

Bánh canh bột lọc

Với nước dùng được từ xương heo hầm, bánh canh bột lọc với sợi dày và dai hơn so với bánh canh thông thường, khiến món này đặc biệt hơn hẳn so với phiên bản nguyên gốc.

Canh chua

Đây là một trong những món thường xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Canh chua là một dạng súp thập cẩm được nấu từ các loại rau có sẵn trong vườn các hộ gia đình phía Nam Việt Nam cùng me chua.
Món ăn kích thích vị giác bởi vị chua thanh thanh, giúp du khách có cảm giác ngon miệng hơn.

Cháo

Việt Nam quả xứng danh là thiên đường của các loại cháo từ chay đến mặn. Thông thường, du khách sẽ được dùng một phần cháo đang bốc khói nghi ngút với vài hạt tiêu đen xay cùng một miếng bánh chiên, gọi là quẩy và một chút hành lá xắt nhỏ.

Bò lúc lắc

Tuy là món ăn được pha trộn theo phong cách phương Tây nhưng được nêm nếm theo khẩu vị Việt, bò lúc lắc sẽ để lại những ấn tượng đẹp đối với du khách.

Cơm chiên

Cơm chiên Việt Nam là một trong những món ăn khá đặc biệt kết hợp giữa các loại rau, củ và thịt bằm nhỏ cùng lạp xưởng. Hương vị của chúng thì rất tuyệt vời bởi sự hoà quyện các nguyên liệu.
Món ăn này được dùng hầu hết trong tất cả các bữa ăn của gia đình Việt và dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng ven đường.

Cá kho tộ

Nếu trong một bữa ăn có canh chua mà thiếu cá kho tộ thì quả thật là đáng tiếc. Cá được kho (om) trong một chiếc tộ, làm bằng đất nung vì thế món ăn được giữ nóng trong một thời gian dài và ngấm đều các loại gia vị, đặc biệt là nước mắm.

Bánh cam

Món bánh tráng miệng có kích thước tương tự trái cam và màu cam nhưng không có mùi vị của cam sẽ đem đến cho du khách trải nghiệm ẩm thực khá thú vị. Chỉ với 2k (khoảng 0,1 USD), rất rẻ cho một món ăn tráng miệng đường phố ngon lành.
Bánh được làm từ bột nếp, nhào thành viên tròn có nhân đậu xanh ngọt, lăn qua một lớp hạt mè. Người bán sẽ chiên bánh trên những chảo ngập dầu vì thế bánh rất giòn và thơm ngon.

Bánh tét

Loại bánh này thường được thấy trong dịp lễ Tết cổ truyền của người Việt. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bánh được làm quanh năm để phục vụ nhu cầu của đông đảo thực khách. Bánh được làm từ gạo nếp, bên trong nhân chuối, đậu xanh hoặc đậu đỏ ngọt ngào.

Bánh kẹp lá dứa

Bánh kẹp là món ăn tráng miệng nước ngoài được du nhập vào Việt Nam. Tuy là bánh tây nhưng vị lá dứa phảng phất phong cách ẩm thực của người Nam Bộ kết hợp, khiến món bánh trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết.
Món bánh tráng miệng này cũng có thể dễ dàng tìm thấy tại các gánh hàng rong ven đường với giá chưa đầy 10k (khoảng 0.5 USD).

Chè

Mỗi vùng, miền Việt Nam đều có các món chè đặc trưng riêng, dùng nóng hay ăn kèm với đá đều đem lại độ ngon tuyệt hảo. Chè là món ăn vặt, tráng miệng có tác dụng thanh nhiệt, giải toả cơn nóng bức của xứ sở nhiệt đới.

Phở

Xếp phở vào vị trí cuối cùng bởi chúng đã quá quen thuộc đối với đông đảo du khách trên thế giới. Tuy nhiên, thưởng thức món ăn tại nơi nó xuất xứ sẽ đem lại những ấn tượng khác hoàn toàn, phải không nào?

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Bánh ít trần ở Phú Yên

Bánh ít cũng là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở Phú Yên vào những ngày giỗ tổ tiên. Nhân bánh ít trần được làm từ nhiều thứ như: mộc nhĩ; đậu xanh; đậu đen...Nhanh tay cùng chúng tôi đặt vé máy bay Hà Nội đi Phú Yên thưởng thức những chiếc bánh ít trần đặc sản Phú Yên

Bánh ít trần được bọc bằng lá gai và khi cho ra lò có màu xanh thẫm và tương tự như bánh gai của miền Bắc. Nhưng người Phú Yên không cho một miếng mỡ vào nhân bánh như bánh gai và bánh ít còn được làm với nhiều loại nhân chứ không chỉ là nhân đậu xanh. 
Bánh ít trần là món quà vặt giản dị và ngon miệng của người dân miền Trung. Bánh có đôi phần giống như bánh nếp của người miền Bắc, nhân đậu xanh kết hợp với thịt lợn, mộc nhĩ và hạt tiêu được bao bọc bởi một lớp vỏ bánh làm từ bột nếp dẻo dai. Khi ăn bánh ít trần bạn hãy nhớ dùng kèm với một bát nước mắm chấm thật cay vị ớt để cảm nhận rõ nét vị ngon độc đáo của món bánh từ miền Trung này nhé!
Để làm bánh ít trần bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây cho 18 – 24 viên bánh nhỏ:

Vỏ bánh:

- 450g bột nếp
- 200 – 250ml nước ấm
- 1 thìa cà phê muối
- 28g dầu ăn

Nhân bánh:

- 200g đậu xanh đã cà vỏ, nên ngâm đậu xanh qua đêm
- 3 cái mộc nhĩ, ngâm trong nước ấm chừng 15 phút
- 120g tôm nõn, bỏ vỏ băm nhỏ
- 120g thịt lợn băm nhỏ
- 2 thìa súp nước mắm
- 1 thìa súp đường
- 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay
- 1 – 2 muỗng súp nước lọc (nếu cần)
Lá chuối để lót bánh
Cho bột và muối vào một tô lớn sau đó tạo một khoảng trống ở giữa, đổ dầu ăn và một nửa lượng nước vào, nhào thật kỹ. Ban đầu bột sẽ nhão những bạn cứ nhào đều tay một lúc bột sẽ thành một thể thống nhất và dẻo. Lúc này, dùng màng bọc thực phẩm bao lại và để bột nghỉ chừng 10 phút.
Sau 10 phút, nhào tiếp bột, nếu thấy bột khô có thể cho thêm chút nước vào nhào, bạn lưu ý gia giảm lượng nước sao cho bột đủ dẻo đừng cho quá nhiều nước sẽ khiến bột nhão khó tạo hình. Kiểm tra bột đạt yêu cầu chưa bằng cách lấy một viên bột nhỏ, vo lại và nặn bẹt ra nếu thấy bột mịn, không khô và vỡ là bột đã đạt yêu cầu.
Đậu xanh đem hấp chín. Sau đó nghiền mịn.
Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn, đổ thịt vào xào khi thịt chuyển sang màu trắng thì thêm tôm vào đảo đều. Thêm tiêu, muối rồi trộn đều, tắt bếp để nguội.
Mộc nhĩ rửa sạch, băm nhỏ. Trong một tô, trộn đều mộc nhĩ, đậu xanh và thịt, nếu khô có thể thêm chút nước. Nặn nhân bánh thành 18 – 24 viên tròn nhỏ.
Chia bột tương ứng với lượng nhân bạn đã chia, nhào kỹ, dàn bột thành hình tròn mỏng, đặt nhân bánh vào giữa rồi vo tròn lại.
Lá chuối cắt thành từng hình chữ nhật nhỏ, phết chút dầu ăn, sau đó đặt viên bánh đã nặn xong lên trên.
Đem hấp bánh chừng 12 – 15 phút, không nên hấp quá lâu sẽ làm bánh bị nhão. Sau đó lấy bánh ra, rắc chút ruốc tôm nếu muốn. Khi ăn dùng kèm với nước mắm pha sẵn theo tỉ lệ 1 – 1 – 1 (1 nước mắm – 1 đường – 1 nước lọc) thêm ớt nếu thích.
Thông tin đặt  vé máy bay Hà Nội đi Phú Yên vui lòng truy cập toibay.vn

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bún thịt nướng ở Vinh ngon hết ý

Bún thịt nướng là một món ăn phổ biến và được yêu thích của cả Ba miền đất nước. Bún thịt nướng mỗi nơi đều giữ cho mình một hương vị đặc trưng riêng tùy theo khẩu vị từng miền Bắc, Trung, Nam. Nhanh tay đặt  vé máy bay đi vinh giá rẻ cùng thưởng thức món bún thịt nướng tại TP Vinh 
 Món bún này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay giữa bữa đều phù hợp, rất ngon và hấp dẫn. Yêu cầu của món Bún thịt nướng là thịt được nướng vàng đều, có vị đậm đà cùng hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt vừa ăn; và các loại rau dùng kèm đa dạng.
Nguyên liệu cần có của món Bún thịt nướng ở Vinh : 400g thịt nạc dăm, 800g bún tươi (sợi nhỏ), 100g hành lá, 100g đậu phộng rang, 200g cà rốt, củ cải chua, 3 thìa sả băm nhuyễn, 4 thìa nhỏ mật ong, 3 thìa canh vừng trắng,nước mắm, giấm, chanh, tỏi, ớt, xà lách, rau thơm, giá, dưa leo, muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu ăn, que tre xiên thịt.
Công đoạn sơ chế
Hành tím, tỏi, sả băm nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt.
Thịt nạc sau khi rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn. Ướp vào thịt 4 thìa mật ong, 3 thìa sả băm nhuyễn, 3 thìa canh vừng, 1/2 thìa nhỏ tiêu, 1/2 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ bột nêm, 1 thìa nước cốt hành tỏi, 1 thìa nhỏ nước mắm, 1 thìa dầu ăn, hành lá. Trộn đều, để thịt tẩm thấm gia vị trong vòng 30 phút - 45 phút (có thể bọc kín thịt đặt vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng - 3 tiếng ).
Xà lách, rau thơm, giá rửa sạch. Sau đó thái nhỏ xà lách và rau thơm. Dưa leo thái nhỏ, cà rốt và củ cải chua thái sợi. Đậu phộng rang vàng, giã nhỏ.
Khi sơ chế : Món này thịt phải mỏng, nếu có thời gian nên cho thịt vào tủ đá khoảng 30 phút để thịt hơi cứng lại rất dễ thái mỏng. Đậu phộng rang để không bị cháy và có màu đẹp nên rang cùng với muối bọt.
Khi nướng thịt : Để thịt thấm đều gia vị, tăng mùi thơm và không bị khô nên phết nước ướp thịt lên bề mặt thịt.
Đặt vé máy bay đi vinh giá rẻ tại V&V bạn tha hồ thưởng thức các loại bún của xứ Nghệ.
Tổng hợp toibay.vn

Món ngon tại Sài Gòn

Nhanh tay đặt vé máy bay Sài Gòn đi Phú Yên cùng chúng tôi thưởng thức những món ăn Hủ tiếu, sủi cảo, chè hột gà... là một vài đại diện trong vô số các món ngon của người Hoa ở Sài Gòn.

1. Hủ tiếu cá

Hủ tiếu cá là món ăn nổi tiếng của người Hoa. Cá dùng để chế biến là cá lóc tươi, đã bỏ xương làm sạch và lóc thịt, thái lát, ướp chút muối, hạt nêm. Nước lèo được nấu từ xương lợn nên có vị ngọt đậm đà, nước lèo cũng sẽ trong hơn. Gia vị nêm nước lèo ngoài những loại phổ biến còn có một gia vị đặc biệt là tăng xại (hay còn gọi là cải nặm). Hủ tiếu cá được ăn kèm với xà lách, giá, ớt, chanh và không thể thiếu nước tương (xì dầu).

2. Hủ tiếu sa tế

Hủ tiếu sa tế là món ăn của người Tiều ở khu vực quận 5, 6, 11. Cái tạo nên hương vị cho món ăn chính là nước dùng khi nó được pha chế từ gần 20 loại hương liệu và gia vị. Một bát hủ tiếu đầy đủ ngoài nước dùng, bánh hủ tiếu, thịt bò hay bò viên… thì còn có các loại rau ăn kèm như dưa leo thái sợi, giá, khế chua, húng quế, ngò gai… vừa tăng thêm hương vị vừa tạo thành một gia vị rất riêng cho món ăn rất đặc trưng này.

3. Hủ tiếu hồ


Hủ tiếu hồ cũng là món đặc trưng chỉ có ở các tiệm do người Tiều (Triều Châu) làm chủ. Hủ tiếu hồ có “cọng” hủ tiếu làm từ những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông. Ngoài ra, hủ tiếu hồ không ăn chung với thịt heo, gà hay cá mà chỉ dùng với lòng heo khìa cùng cải chua.

4. Sủi cảo

Sủi cảo vốn là món ăn nổi tiếng của ẩm thực Trung Hoa. Ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, không chỉ ở các phố Tàu mới bán sủi cảo, nhưng các quán do chính người gốc Hoa chế biến hay truyền bí quyết kinh ngiệm mới có hương vị ngon hơn cả.
Ở Sài Gòn, sủi cảo có bán nhiều ở các con phố khác nhau, nổi tiếng nhất là đường Hà Tôn Quyền (quận 11) với hơn chục quán bán món ăn này. Sủi cảo được chế biến gần giống với hoành thánh nhưng lớn hơn và nhiều nhân hơn. Nhân thường được làm từ tôm, thịt lợn, các loại rau... băm nhuyễn với nhau và trộn gia vị cho vừa ăn, bọc ngoài bởi vỏ gói hoành thánh. Sủi cảo có thể chế biến theo nhiều cách như ăn nước, hấp hay chiên, thường ăn kèm cải ngọt, ít dầu mỡ ngấy ngán và rất ngon miệng.

5. Cháo cá người Hoa

Ở Sài Gòn, có hai món cháo của người Hoa rất nổi tiếng là cháo cá và cháo Tiều. Cháo cá của người Hoa được chia làm 2 phần riêng biệt gọi là "núi" và "biển". "Núi" là phần gạo nở nằm phía trên, còn "biển" là phần nước phía dưới. Cả hai nằm tách riêng chứ không trộn lẫn vào nhau. Dùng kèm với tô cháo lạ này là lòng và trứng cá khá lạ. Món này là phải chấm với sa tế mới đúng điệu.

6. Cháo Tiều 

Cháo Tiều gần giống với món cháo lòng của người Việt với các thành phần như: tim, gan, phèo, cật… ngoài ra còn có thêm nấm rơm, mực tươi và đặc biệt là cho rất nhiều hành lá, gừng thái sợi nên đây là món ăn thích hợp trong ngày se lạnh hoặc với những người bị bệnh cảm.

7. Mì vịt tiềm

Mì vịt tiềm ở Sài Gòn không giữ nguyên bản với nơi xuất xứ, mà được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Nước dùng ngọt mà không béo, thịt vịt giòn, mềm mà không tanh.
Ngoài ra, món ăn còn hấp dẫn với những sợi mì tươi được làm từ trứng, màu vàng rất bắt mắt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sợi mì mềm, dai rất ngon miệng, bên cạnh đó là những cọng cải ngọt giòn giòn.

8. Xôi cadé

Một món ăn bình dân nhưng không thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực người Hoa là xôi cadé. Món ăn pha trộn giữa xôi, lòng đỏ trứng gà cùng hương sầu riêng thoang thoảng rất hấp dẫn người ăn. Thành phần chính là cadé, được pha trộn giữa các nguyên liệu như trứng, đường, nước cốt dừa, sầu riêng theo một công thức rất riêng để cho ra một hỗn hợp hơi sánh, có màu vàng cùng hương thơm thoang thoảng rất quyến rũ.
Ngoài cadé còn có dừa nạo, đậu phụng giã nhuyễn là bạn đã có một gói xôi hấp dẫn, thơm ngon để thưởng thức.

9. Bánh mì phá lấu

Cùng cách gọi nhưng bánh mì của người Hoa khác hẳn món phá lấu nội tạng heo hay bò dùng chung với nước cốt dừa. Cụ thể, ngoài phá lấu lòng heo, đặc sản của người Tiều còn có thêm phá lấu chân gà, tàu hũ chiên, trứng...
Cái hấp dẫn của ổ bánh mì phá lấu nằm ở hậu vị ngọt dịu của nước chấm đi kèm, cái dai dai, sừn sựt của tai heo, một chút béo của những miếng bao tử, phèo... Kẹp chung với hành, dưa leo với vị cay nồng của ớt, cắn vào một miếng là thấy hết ngay hương vị đậm đà của món bánh mì độc đáo này.

10. Chè trà hột gà 

Chè trứng gà trà Tàu là một món ăn rất nổi tiếng của người Hoa, giúp an thận bổ phổi, đẹp da, thanh giọng. Chè hột gà trà Tàu chỉ đơn giản là hột gà hầm với nước trà tàu, chế thêm đường thật ngọt nhưng có hương vị rất hấp dẫn. Nước trà sóng sánh màu có vị ngọt đậm, vị đắng, hương thơm thoang thoảng, uống đến đâu mát đến đó. Còn trứng gà, nhìn có vẻ lạc điệu với trà nhưng không những không tanh mà còn thơm ngon với hương trà ủ bên ngoài.

Nhanh tay đặt vé máy bay Sài Gòn đi Phú Yên cùng chúng tôi thưởng thức những món ngon.

Cháo canh nét đẹp ẩm thực Vinh

Gọi là cháo nhưng không phải là cháo; nhìn giống mỳ vằn thắn, nhưng đó là cháo canh, đặc sản thành Vinh.
Cháo canh mà nhiều nơi còn gọi là bánh canh. Bánh canh làm từ bột mỳ. Trước tiên, bột mỳ trộn nước lạnh được nhào kỹ cho nhuyễn. Nếu như ngày trước, người bán hàng dùng tay để nặn những sợi bánh thì nay công đoạn đó đã được máy hóa. Sợi mỳ chỉ nhỉnh hơn đầu đũa được cho ngay vào nồi nước sôi để làm chín. Những sợi bột mỳ khi ấy mới nở, mới thật dẻo và dai. Đặt vé máy bay đi Vinh bạn có thể thưởng thức món ăn ngon này.
Mỳ cho vào nồi thường xuyên được khuấy để không bị dính vào nhau. Càng đun lâu thì sợi mỳ càng trong.
Sợi bánh canh dẻo, trong.
Cháo canh có nhiều vị như cháo canh tôm, cháo canh giò heo… nhưng với những người dân Vinh thì quen thuộc nhất vẫn là vị cháo canh thịt.
Cháo canh thịt lợn thân thuộc với người thành Vinh nhất.
Cháo canh thịt đặc biệt nhất là ở thứ nước được chan vào bát mỳ sợi. Xương lợn được ninh nhừ để lấy nước cốt làm nước dùng. Nước dùng có vị ngọt của xương thịt, vị cay cay của ớt chưng, vị ngậy ngậy thịt nạc.
Mỗi khi khách gọi món, bà chủ sẽ nhanh tay cho mỳ và múc nước dùng vào tô, rắc ít hành hoa thái nhỏ và một thìa ớt chưng lên trên để bát mỳ thêm màu sắc và hương vị. Ngoài ra, thưởng thức cháo canh đúng điệu còn cần có vài lá mùi tàu.
Nước dùng, hành hoa, ớt với màu trắng của cháo canh.
Tô cháo canh vốn đã khiến người thưởng thức thích thú bởi màu trắng trong của bánh canh bên cạnh những màu sắc hài hòa khác. Nhưng để no bụng vẫn cần gọi thêm một vài lát bánh mỳ rán giòn để ăn kèm.
Khi ăn nên vắt thêm ít chanh để tạo vị chua cho bát cháo canh. Những người thích cay có thể thêm ớt quả hay ớt ngâm. Tuy nhiên, thìa ớt trưng của bà chủ quán cũng đã đủ khiến người ta xuýt xoa.
Gọi là cháo mà chẳng giống cháo là điểm thú vị của món đặc sản thành Vinh này.
Nhanh tay đặt vé máy bay đi Vinh cùng thưởng thức đặc sản Phú Yên nhất là món bánh canh Tuyệt vời ở đây